Nguyên Nhân Sầu Riêng Vàng Lá, Thối Rễ Và Biện Pháp Khắc Phục

Bệnh vàng lá, thối rễ trên cây sầu riêng là nỗi lo của nhiều bà con, bệnh xuất hiện phổ biến vào mùa mưa làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây sầu riêng. Nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện của bệnh và cách khắc phục như thế nào để bà con kịp thời xử lý hạn chết thiệt hại, bà con hãy cùng CÔNG TY TNHH BVTV TDC tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nguyên nhân

  1. Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora và Fusarium gây ra, chúng tồn tại sẵn ở trong đất khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công gây hại. Trong đó, nấm Phytophthora palmivora là loài gây hại chủ lực, ngoài ra tuyến trùng cũng là loại cùng “cộng sinh” tấn công vùng rễ gây tổn thương sâu làm cây bị suy kiệt nhanh hơn.

Nấm tấn công rễ cây sầu riêng gây thối rễ, rễ bị tổn thương không thể hấp thu, vận chuyển chất dinh dưỡng lên lá khiến lá chuyển màu vàng, vàng cả gân lá và phiến lá

  1. Cây bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng

Cây không được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng (Ca, K, Magie, Fe, Zn,…) lá sẽ bị teo nhỏ, lá vàng nhạt hoặc màu nâu sẫm, lá biến dạng và rụng nhiều, cành còi cọc kém phát triển, cây không lớn, ít đọt non, dễ nhiễm bệnh.

  1. Bị ngập úng, thoát nước kém vào mùa mưa

Vùng rễ bị ngập úng thường phát sinh mùi hấp dẫn nấm Phytophthora tấn công (cấu tạo động bào tử có lông roi dễ dàng bơi trong nước). Khi rễ bị ngập úng dẫn tới thiếu hụt oxy hô hấp, độc chất tích lũy làm suy yếu rễ gây thối nhũn nhanh hơn. Đăc biệt khu vực ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều vườn vùng đất sét khó thoát nước dễ gặp tình trạng ngập úng vào mùa mưa.

  1. Đất trồng thiếu phân hữu cơ, lạm dụng phân hóa học thời gian dài

Đất bị chua, cằn cõi, chai cứng, ít vi sinh vật có lợi, pH thấp < 5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hại

Biểu hiện của bệnh

  1. Quan sát lá: Lá vàng từ trên đọt non xuống đến lá già và vàng theo các cành trên cây, lá nhỏ, đọt ra chậm bị uốn cong hoặc không ra đọt, chóp lá bị cháy. Cây bị nặng: vàng lá hết cây, rụng lá nhiều, cây còi cọc, chết khô cả cây.
  2. Kiểm ra rễ: Thấy đầu rễ non, rễ cám bị thối có màu nâu, vỏ rễ bị tuột. Cây bị nặng rễ cái bị thối đen, không thể hấp thụ nước và dinh dưỡng để nuôi cây à Cây kém phát triển, bệnh lây lan nhanh, cây chết.
 

Giải pháp khắc phục

  • Dọn cỏ, lá cây quanh gốc, xới nhẹ đất tạo độ tơi xốp, độ thông thoáng, rễ dễ hấp thụ oxy và toàn bộ lượng thuốc tưới thấm vào rễ cây nhanh hơn.
  • Đào mương xẻ rãnh tạo độ thông thoáng, tăng khả năng thoát nước tốt
  • Sử dụng một số dòng trị thối rễ thông dụng: ROCKET MỸAMBI MỸ, Ridomil gold, Aliette, Eddy, Agi – fos, Mantaxyl, tervigo (lưu dẫn 2 chiều)…hoặc các dòng thuốc có hoạt chất Dimethomorph có tác dụng tiêu diệt nấm cả bên trong và bên ngoài vùng rễ. Tưới gốc 2 lần cách nhau 7 ngày (sử dụng theo liều lượng khuyến cáo như trên bao bì)
  • Khoảng 20 ngày sau tiến hành tưới phân với liều loãng: 1 lít đạm cá + 200g humic + 200 lít nước giúp kích rễ, tái tạo bộ rễ, giúp cây bung đọt.
  • Đồng thời trên lá phun combi cung cấp trung, vi lượng cho cây giúp lá xanh trở lại

Giải pháp phòng bệnh

  • Bà con cần thăm vườn thường xuyên phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời
  • Vườn chuẩn bị trồng bà con cần xử lý đất kỹ, bón vôi tiêu diệt mầm bệnh và có nền phân hữu cơ. Đắp mô, đào mương xẻ rãnh để tránh ngập úng mùa mưa, tránh trồng sâu rễ sầu riêng.

 

  • Định kỳ bón phân hữu cơ: phân đạm cá, humic, nấm đối kháng Trichoderma để phòng trừ nấm bệnh, phân sinh học Wehg,…giúp đất tơi xốp, tạo độ thông thoáng, hệ vi sinh vật đất đa dạng, hạ phèn, kích rễ phát triển, tăng pH đất.



Các tin khác

Thụ Phấn Bổ Sung Cho Sầu Riêng - Tại Sao?
21 Dec 2024

Thụ Phấn Bổ Sung Cho Sầu Riêng - Tại Sao?

Thụ phấn bổ sung cho sầu riêng - bạn có biết cách cải thiện năng suất cây trồng? Tìm hiểu phương pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng trái sầu riêng

Spirotetramat - Hoạt Chất Lưu Dẫn 2 Chiều
21 Dec 2024

Spirotetramat - Hoạt Chất Lưu Dẫn 2 Chiều

Spirotetramat là một hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phát triển bởi Bayer CropScience AG. Đây là một dẫn xuất Acid Tetramic, thành phần chính của nhóm

NPK 17-17-17, Lớn Trái, Tròn Trái - Giải Pháp Tối Ưu Cho Nông Dân
12 Dec 2024

NPK 17-17-17, Lớn Trái, Tròn Trái - Giải Pháp Tối Ưu Cho Nông Dân

NPK 17-17-17, lớn trái, tròn trái - Giải pháp nuôi quả nhanh, ngọt trái, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Hòa tan nhanh, hấp thu hiệu quả.

Giai Đoạn Chạy Trái 30 - 45 Ngày Trên Sầu Riêng
07 Dec 2024

Giai Đoạn Chạy Trái 30 - 45 Ngày Trên Sầu Riêng

Giai đoạn chạy trái 30 - 45 ngày trên sầu riêng là thời điểm quyết định năng suất và chất lượng. Áp dụng kỹ thuật chăm sóc đúng để tối ưu hóa vụ mùa!

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn trái 15-30 ngày tuổi cho năng suất cao
05 Dec 2024

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn trái 15-30 ngày tuổi cho năng suất cao

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn trái 15-30 ngày tuổi, bao gồm phun thuốc, bón phân và các kỹ thuật chăm sóc quan trọng giúp tăng năng suất.

Quy Trình Nuôi Trái Giai Đoạn Sau Khi Xổ Nhụy (Giai Đoạn Trái 7 Ngày Tuổi)
27 Nov 2024

Quy Trình Nuôi Trái Giai Đoạn Sau Khi Xổ Nhụy (Giai Đoạn Trái 7 Ngày Tuổi)

Chi tiết quy trình sau khi xổ nhụy, cách chăm sóc trái non, phun hỗn hợp Extract, Sửa Tướng Trái, Fulvic Top.

Quy Trình Xử Lý Lên Mắt Cua Trên Sầu Riêng
27 Nov 2024

Quy Trình Xử Lý Lên Mắt Cua Trên Sầu Riêng

Chi tiết quy trình xử lý lên mắt cua trên sầu riêng, giúp cây bung hoa đồng loạt, hoa to, nhụy khỏe.

Quy Trình Xử Lý Tạo Mầm Hoa Lần 2 Trên Cây Sầu Riêng
26 Nov 2024

Quy Trình Xử Lý Tạo Mầm Hoa Lần 2 Trên Cây Sầu Riêng

Hướng dẫn quy trình xử lý tạo mầm hoa lần 2 trên cây sầu riêng, đảm bảo hiệu quả phân hóa mầm bông tốt nhất

Quy trình Xử Lý Tạo Mầm Hoa Lần 1 Trên Cây Sầu Riêng
26 Nov 2024

Quy trình Xử Lý Tạo Mầm Hoa Lần 1 Trên Cây Sầu Riêng

Tìm hiểu chi tiết quy trình xử lý tạo mầm hoa lần 1 trên cây sầu riêng để đạt năng suất tối ưu.

TDC
Lên đầu